Dâng hương là nghi thức quen thuộc của người Châu Á. Tuy nhiên, không mấy ai hiểu hết được ý nghĩa của tục dâng hương. Dưới đây là những kiến thức ghi nhận lại tất cả những ý nghĩa của một tập tục cao đẹp và chứa đầy sự tâm linh của nó. Hãy tham khảo cùng chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn nhé.
1. Định nghĩa dâng hương.
Dâng hương là gì?
Chúng ta sẽ phân tích: Dâng – là đưa lên một cách đầy cung kính (trong tiếng anh gọi là offering) , Hương (còn gọi là nhang hay trầm) – Là một vật linh dùng để cúng các bậc thánh nhân, thiêng liêng…(tiếng anh gọi là incense – bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, động từ là incendere – thắp cháy lên)
2. Tâm linh của người Việt về khói hương.
Nén nhang (nén hương) đã đi vào đời sống văn hóa cũng như tín ngưỡng của người Việt ta. Nó là một màu sắc riêng biệt, mang nét đẹp truyền thống, thiêng liêng mà gần gũi. Đây không phải là vấn đề của mê tín, dị đoan, mà trong nhận thức của người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung đều tin rằng, nén nhang là cầu nối giữa 2 thế giới ÂM – DƯƠNG, giữa hữu hình và vô hình. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất của khói hương.
Việc thắp hương lên bàn thờ tổ tiên được xem là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết hay đơn giản khi bạn đi ra ngoài hoặc đi xa về nhà. Điều đó quá thân thuộc phải không? Và đó cũng là cách chúng ta tạo nên, bảo tồn và phát triển giá trị bản sặc văn hóa dân tộc.
3. Lịch sử đốt nhang
Theo sử sách xưa, đốt nhang xuất hiện cách đây 5700 năm về trước từ Ấn Độ. Vào thời nhà Trần – 618 AD có một vị Tăng, đem hương qua Trung Quốc – khi đó đốt nhang bắt đầu phát triển mạnh mẽ, và hưng thịnh nhất vào thời nhà Minh. Những thời gian tiếp theo, đốt nhang được phổ biến khắp các nước láng giềng.
Đốt hương, được xem là phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ sáng tạo ra nhiều cách đốt hương mới, sản phẩm quen thuộc là nén trầm hình tròn đầu nhọn trong thế kỷ 17. Trong nhiều tài liệu, đốt hương đã có từ thời sơ khai trong cách nhà thờ cua chúa của Ai Cập, tại đây có khá nhiều hình vẻ trên những bức tường đều mô tả nghi thức này.
Trong thời đại hiện nay, đốt nhang đã phát triển rộng và trở thành một tập quán trong những ngày lễ hội tại nhiều quốc gia. Một số lễ hội phổ biến như: Vu Lan, Tết hái Lộc đầu năm, Phật Đản,…. hay dùng để cũng những vị như Đức Mẹ Mary, Phật Bà Quan Âm, những người đã khuất… các Tiên Ông như: Ông thần tài, phúc lộc thọ, táo quân…
4. Lợi ích và tác dụng của nén nhang
Từ xa xưa, khi con người biết tới lửa, họ nhận thức được mùi hương khi ngọn lửa cháy lên theo mỗi vật liệu khác nhau. Rồi đến thời điểm họ biết dùng hương đèn để trị bệnh tâm lý cũng như thân thể. Việc đốt hương đèn giúp họ cảm nhận được sự thanh tịnh, sự ấm áp trong những hang đá lạnh lẽo.
Theo dòng thời gian, nhang ra đời và phát triển, và chắc hẳn khi đó nhận thức của họ về nén nhang không chỉ đơn giản là để mang lại sự thanh tịnh. Mà là sự cúi đầu trước các vị thánh thần, trước những vị anh hùng đã khuất…. để mong bình an, sức khỏe và sau này là tài lộc. Trong kinh Phật có dạy:
Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo…
5. Chúng ta nên thắp mấy nén nhang?
Theo tục của người Việt, chúng ta đã quen với những con số lẻ 1, 3, 5, 7, 9, tuy nhiên những trường hợp ngoại lệ, họ thắp một nắm nhang và không chú trọng tới một con số nào cả. Nhưng theo sự lý giải của Phật pháp, số lẻ luôn mang những ý nghĩa linh thiêng hơn so với những số chẵn.
Theo cái nhìn khách quan của bản thân. Chúng ta thường thấy mọi người tháp nhang với số lượng 3 nén. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Có rất nhiều quan điểm khác nhau:
– Tam Giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới
– Tam Bảo : Phật – Pháp – Tăng
– Tam vô lậu học: Giới , Định, Tuệ
– Tam thời: Quá khứ, hiện tại, vị lai
6. Ý nghĩa của Dâng Hương trong các nhà Phật hay các tôn giáo khác.
Trong các nhà chùa, hay nghi lễ Phật giáo, nén nhang là một trong 6 lễ vật không thể thiếu: Hương, Hoa, Đăng, Trà, Quả, Thực (thứ ăn, đèn, trà, nhang, bông, trái). Tuy thế, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa xâu xa của nó.
Theo quan niệm từ Phật giáo, lòng thành của con người cần được thể hiện qua làn khói nghi ngút của nén nhang, không cần phải mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đúng ý nghĩa. Vì thế, hương thơm, đèn sáng, những trái tốt, bông hoa tươi, những giọt nước trong là đủ. Phật là xuất phát từ cái tâm sáng, chứ Phật không trên bàn thờ hay trong những pho tượng.
Không chỉ Phật giáo mà còn Thiên chúa giáo và các giáo khác cũng dùng những nén nhang để dâng lên các vị thánh trong những ngày lễ của mình. Người Thiên chúa giáo thường xông hương trong các thánh đường, trước ban thờ, trước những cuốn kinh thánh, rượu thánh, mình thánh và kể cả linh cữu của người đã khuất. … Trước thời đức chúa Giê-su (Jesus), những hương liệu như trầm frankincense có giá trị lớn hơn cả vàng bạc, châu báu. Vì họ tin rằng, đó là những thánh vật đã thấm nhuần hương thơm của Đức Chúa Trời, do các vị chúa ban phát .
Có nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, khi Chúa Giê-Su giáng sinh sẽ có 3 vị vua đem đồng thời ba thứ châu báu quý giá nhất để dâng lên ngàu: Vàng, Hương Trầm và Dầu thơm từ rễ cây Myrrth. Điều này một lần nữa khẳng định hương trầm từ xa xưa vốn đã được xem là một vật thiêng liêng để dâng lên các bậc thánh nhân.
Những tôn giáo khác như Hinduism của Ấn Độ lại dùng hương để thư giãn, tập trung cho hơi thở khi ngồi thiền. Đạo Phù Thủy Wiccanism dùng hương để trở về với sức sống của thiên nhiên với mục đích cảm thông với những vị nữ thần như Aphrodite. Còn đạo Khổng Confucianism khói hương lại tượng trung cho Đại Trượng Phu – thể hiện sức mạnh cũng như những việc làm tốt đẹp – thể hiện là khói hương chỉ bay lên chứ không được lặn xuống.
Theo quan niệm đó, hương sẽ không có màu sắc nhưng phải thơm ngát “Tự lại trong hành xứ, như chim giữa hư không, tìm dấu chân không thấy”. Tất cả đều mang ý nghĩa xâu xa. Nó phảng phất, tĩnh lặng thể hiện cho một cuộc sống tự tại giữa dòng đời, mang lại sự an lạc cho người những không lưu sự danh sắc trên bia ký. Nếu rời khỏi cuộc đời phải chăng chỉ là một khoảng không gian có hương ngát thơm.
Ở nhiều vùng miền thuộc Nam Bộ, người ta thắp hương cho từng gốc cây hay những góc nhà với mong muốn mọi vật quanh ta đều ẩn chứa đời sống tâm linh hay một ý nghĩa khác là để thánh thần, các vong linh hút vào thêm sức lực để hiển linh, phù hộ độ trì.
Còn một điều cần ghi nhớ rằng, khi dâng hương sạch trước ban thờ phải thành kính, có trách nhiệm và phải tập chung. Hãy cắm hương bằng 2 tay, nén hương cần được cắm ngay thẳng tượng trưng cho tâm lòng ngay thẳng, quân tử, sự trong sạch của bạn.
Hương – Một sợi dây nối với thế giới tâm linh
Vào cuối năm, người người, nhà nhà sắm tết và một bó hương là không thể thiếu. Đây là điều hiển nhiên trong gia đình người Việt, dù bạn theo đạo gì đi trăng nữa.
“Vẫn còn đây những lời ru
Vờn bay phảng phất cho dù tháng năm
Tổ tiên một nén nhang trầm
Nối dòng máu đỏ âm thầm thiết tha”.
Một ý nghĩa đơn giản mà ai cũng hiểu. Một nén nhang mời những người đã khuất về chung tết cùng gia đình, hay tiễn Ông táo lên Thiên Đình là những hình ảnh quen thuộc của người con Việt trong những ngày giáp tết. Điều ấy là một phong tục, là một nét văn hóa độc đáo của người Việt nhằm tưởng nhớ, biết ơn và tôn kính những người đã khuất cũng như cầu tài, cầu lộc cầu bình an cho những thành viên trong gia đình.
Ai rồi cũng sẽ lớn khôn, những người như trẻ chúng ta cần gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa, những phong tục tập quán lâu đời này cho tới muôn đời sau.
Bạn cũng có thể tìm mua những sản phẩm hương sạch do Trúc Lâm cung cấp.
Bài viết bạn quan tâm: nhang sạch thảo dược